CÁC BƯỚC TRONG QUY TRÌNH DƯỠNG DA (Full)
I/ SỮA RỬA MẶT VÀ TẨY TRANG (facial cleanser): xếp 2 loại chung với nhau vì bản chất chúng chỉ là sự kết hợp khác nhau giữa tỷ lệ dầu và nước.
Tác dụng làm sạch da, loại bỏ bã nhờn, bui bẩn, vi khuẩn, lớp trang điểm (tẩy trang). Có nhiều hình thức như: dầu (cleansing oil), kem (cleansing cream), sữa (cleansing milk), gel, tạo bọt (cleansing foam), nước (cleansing water) phù hợp với các loại da khác nhau.
- Dạng dầu: không có bọt khi sử dụng, dùng như 1 sản phẩm tẩy trang, giúp tẩy sạch tối ưu lớp trang điểm nhưng để lại 1 lớp dầu trên da nên cần được rửa lại bằng sữa rửa mặt tạo bọt. Da dầu có dùng tẩy trang dạng dầu được không? Xin trả lời là được, vì cơ chế "dùng dầu hòa tan dầu" nên bã nhờn và bụi bẩn dễ dàng được lấy đi. Dạng dầu phù hợp với mọi loại da.
* Ngày nay, các loại dầu tẩy trang được làm theo dạng có thể nhũ hóa khi tiếp xúc với nước giúp thực hiện việc làm sạch trong 2 bước chỉ với 1 sản phẩm. Những người da không bị dầu nhiều dùng sản phẩm này để làm sạch hằng ngày (khi không trang điểm) có thể bỏ qua bước sữa rửa mặt
- Dạng kem: thường dùng để tẩy trang lớp trang điểm dày, thích hợp cho da khô, da thường vì dưỡng ẩm cao. Cần được rửa lại với sữa rửa mặt tạo bọt.
- Dạng sữa: phù hợp với mọi loại da, cân bằng giữa lượng nước và lượng dầu. Dạng sữa có thể có tạo bọt hoặc không.
- Dạng gel: tẩy rửa nhẹ nhàng, phù hợp với da khô, da nhạy cảm, hàm lượng nước cao nên cung cấp ẩm nhiều. Dạng gel thường ít bọt và không thể làm sạch lớp trang điểm.
- Dạng tạo bọt: đây là dạng phổ biến, có thể ở hình thức sữa, kem hoặc dạng xà bông hoặc bọt sẵn, lớp bọt nhiều dễ dàng đánh bay bã nhờn và bụi bẩn nằm trên bề mặt da nhưng không thể làm sạch sâu và có thể làm khô da và giãn nở lỗ chân lông, nên thường phải dùng thêm nước hoa hồng sau khi rửa mặt bằng loại này để se lỗ chân lông lại. Dạng này phù hợp với da dầu, da hỗn hợp.
- Dạng nước: tẩy rửa nhẹ nhất trong các loại, chứa thành phần khoáng chất, không màu, không mùi phù hợp với da nhạy cảm và sử dụng hằng ngày, ngay cả khi không trang điểm.
Bạn lưu ý là da nhạy cảm thì kị bọt, nên bạn tránh dùng các sản phẩm có tạo bọt nhiều nhé. Ngược lại, da dầu và hỗn hợp lại rất hợp với loại sản phẩm nhiều bọt.
II. TẨY TẾ BÀO CHẾT:
Lớp sừng già chết nếu như để quá dày có thể khiến da bạn không đều màu, sần sùi, gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến mụn. Vì vậy, việc tẩy tế bào chết là cách chúng ta loại bỏ lớp sừng này cùng một số bụi bẩn và các độc tố trên bề mặt da, đem lại cho làn da vẻ MỊN MÀNG, SÁNG TRẮNG và TƯƠI TRẺ. Ngoài ra, tẩy da chết còn giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, giúp da hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn.
- Da dầu, da hỗn hợp thiên dầu nên dùng dạng scrub chứa các hạt massage mịn làm bong các tế bào chết ra khỏi bề mặt da, sạch bã nhờn sâu trong lỗ chân lông.
- Da có mụn nên dùng sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học chứa enzyme trái cây, AHA (Alpha Hydroxy Acid) hoặc BHA (Beta Hydroxy Acid) giúp thâm nhập sâu lỗ chân lông, phá vỡ liên kết và tiêu hủy tại chỗ bã nhờn, tế bào chết và bụi bẩn nằm tắc trong đó.
- Da khô nên dùng sản phẩm dạng kem có các loại có thành phần dưỡng ẩm như bơ, mật ong, thành phần hạt jojoba, kèm các hạt massage siêu mịn.
- Da nhạy cảm nên dùng dạng peeling (kì, lột nhẹ).
Những lưu ý khi tẩy tế bào chết:
- Không nên lạm dụng tẩy tế bào chết, vì nếu tẩy tế bào chết quá thường xuyên sẽ làm cho da mỏng đi, yếu hơn và dễ bị hư tổn bởi tác động của môi trường ngoài. Nên tẩy tế bào chết 1 lần/tuần đối với da thường, 2 lần/tuần đối với da nhờn, hỗn hợp. Da khô và nhạy cảm thì nên hạn chế 2 tuần hoặc 1 tháng/lần.
- Thời điểm nên tẩy da chết là buổi tối. Nên chống nắng cẩn thận sau khi tẩy da chết.
III/TONER (nước hoa hồng)
Có tác dụng làm sạch sâu, cân bằng độ pH cho da, se khít lỗ chân lông, loại bỏ các tế bào da chết còn lại mà rửa mặt không loại bỏ hết được.
Phân biệt các loại toner:
- Toner truyền thống: không chứa alcohol, chứa dầu, chất dưỡng ẩm và các chiết xuất làm mềm mượt da
- Freshener (floral water, mist): hỗn hợp thành phần nước và glycerin, làm mát da, thường được chiết xuất từ trà xanh, cafe
- Softener (gel toner, skin refiner/balancer/hydrator) làm ẩm da, sạch bụi bẩn, dầu thừa
- Skin tonic: chứa 20% alcohol, thu nhỏ lỗ chân lông, kiềm dầu, giảm mụn
- Astrigent: thành phần alcohol cao, dùng để đặc trị cho da bị mụn nặng, giúp se lỗ chân lông, giảm nhờn, mụn, sát khuẩn mạnh, làm khô da nên cần phải dưỡng ẩm ngay sau khi sử dụng
Da khô: nên chọn toner có thành phần dưỡng ẩm và không chứa alcohol
Da dầu, mụn có thể dùng tonic để điều trị bã nhờn và vấn đề lỗ chân lông, nhưng phải chú ý vấn đề dưỡng ẩm, có thể dùng thêm toner dưỡng ẩm sau toner làm sạch
Da hỗn hợp, vào mùa hè nên dùng dạng freshener, mùa đông nên dùng loại có dưỡng ẩm
Da nhạy cảm: tuyệt đối không dùng toner có chứa cồn.
IV/AMPOULE, ESSENCE, SERUM
Đều được gọi chung là tinh chất hoặc huyết thanh nhưng độ cô đặc thành phần khác nhau, thẩm thấu sâu, tác dụng nhanh hơn sữa dưỡng và kem dưỡng. Essence, Serum, Ampoule đều có những loại khác nhau tùy theo mục đích sử dụng như làm trắng, giữ ẩm, se khít lỗ chân lông, chống lão hóa…Có thể chọn sử dụng 1 trong những tinh chất trên trong quy trình dưỡng da.
1. Ampoule
Là loại tinh chất cô đặc cao nhất, dùng cho mục đích đặc trị. Thường giá của ampoule sẽ mắc hơn serum. Ampoule có kết cấu nhẹ hơn serum nên dễ dàng thẩm thấu vào da nhanh và cho hiệu quả trông thấy trong thời gian ngắn. Ampoule có tác dụng cực kỳ hiệu quả và nhanh hơn bất cứ loại kem dưỡng da cao cấp nào. Ampoule trước đây chỉ được sử dụng trong spa hoặc các trung tâm chăm sóc sắc đẹp để trị liệu cho da gặp vấn đề như nám, tàn nhang, lão hóa, sạm đen, thiếu nước, lỗ chân lông to… Ngày nay, ampoule được bán rộng rãi hơn.
2. Serum
Thường kết cấu dày và nồng độ cao hơn essence vì thế cũng đắt tiền hơn essence. Serum với các thành phần cô đặc cũng hướng tới khắc phục từng vấn đề về da cụ thể. Có nhiều loại serum khác nhau với các công dụng khác nhau như chống lão hóa, se khít lỗ chân lông, làm trắng…Đây là 1 trong những sản phẩm nên được sử dụng hằng ngày, bên cạnh các bước chăm sóc da căn bản, đặc biệt với phụ nữ từ 25 tuổi trở lên.
3. Essence
Là tinh chất có tính cô đặc thấp hơn so với ampoule và serum. Về kết cấu, essence lỏng hơn serum một chút và thường ở dạng nước (dễ bị nhầm lẫn với toner), sữa lỏng hoặc nhũ tương. Essence thường chứa các thành phần dưỡng chất giúp nuôi dưỡng làn da, làm sáng da, kiểm soát lỗ chân lông, cải thiện da. Nên dùng các sản phẩm essence vào buổi tối để da có thời gian hấp thụ tốt nhất. Essence còn có tên khác là Skin Treatment, Treatment Water. Cũng giống như serum, nó được dùng sau bước toner và trước bước kem dưỡng. Tuy nhiên, nếu sản phẩm essence kèm theo chữ The First thì lại được sử dụng trước cả bước toner, là tiền đề, là chất dẫn xuất để các thành phần dưỡng da phía sau thẩm thấu hiệu quả hơn. Nếu dùng The First Essence sử dụng thay cho toner thì ta nên sử dụng thêm serum hoặc ampoule ở bước sau.
Xét về độ thẩm thấu nhanh: essence > ampoule > serum
1. Sữa dưỡng có những tên gọi tiếng Anh khác nhau như Lotion, Emulsion, Moisturizer.
Emulsion là sữa dưỡng dạng lỏng, có kết cấu nhẹ hơn kem dưỡng (cream), thích hợp cho việc sử dụng vào mùa hè, hoặc dưỡng ẩm ban ngày trước khi trang điểm, thường phù hợp với dạng da dầu và hỗn hợp. Trong khi kem dưỡng lại phù hợp với việc dùng dưỡng da vào ban đêm để dưỡng ẩm cho da và để qua đêm.
Lotion đặc hơn emulsion nhưng loãng hơn cream, có thể dùng lotion để dưỡng da vào mùa ấm và dùng cream cho mùa lạnh hoặc ban đêm. Nếu bạn có làn da nhiều dầu, bạn nên chuyên dùng lotion hoặc emulsion, hạn chế dùng kem dưỡng. Nếu bạn có làn da khô, bạn nên dùng thêm cream, bạn có thể dùng lớp emulsion/lotion trước, sau đó dùng đến lớp cream.
Làn da mỏng và nhạy cảm, tốt nhất là chỉ dùng 1 loại emulsion ít có nguy cơ gây kích ứng da và làm bít tắc lỗ chân lông.
2. Kem dưỡng:
3. Gel dưỡng:
Tóm lại:
- Nếu bạn da dầu hoặc thời tiết nóng nực, nên hạn chế dùng kem dưỡng, chỉ nên dùng sữa dưỡng. Khi da mất nước nhiều, có thể dùng thêm gel dưỡng sau bước sữa dưỡng. Đừng quên rằng da dầu vẫn có thể lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng, khi da mất nước, tình trạng đổ dầu càng tăng.
- Da nhạy cảm cũng không nên dùng kem dưỡng mà chỉ nên dùng sữa dưỡng hoặc gel dưỡng.
- Da khô và cực khô, phải dùng thêm kem dưỡng sau bước sữa dưỡng để cấp ẩm sâu hơn, tạo hàng rào ẩm tránh tình trạng bay hơi sữa dưỡng.
- Sữa dưỡng dùng được cả ban ngày và ban đêm, đặc biệt trước khi trang điểm, nên bôi 1 lớp sữa dưỡng -> kem chống nắng -> kem lót để da luôn đủ độ ẩm, được bảo vệ dưới ánh nắng, kiềm dầu tốt và lớp trang điểm bền lâu hơn nhé.
- Kem dưỡng chỉ nên dùng vào ban đêm trước khi đi ngủ, vào mùa đông, làm việc hoặc ngủ trong phòng máy lạnh. Thời gian da hấp thụ dưỡng chất tốt nhất là từ 10pm-2am.
Trước giờ, chúng ta có thói quen dưỡng da bằng các loại kem dưỡng hơn là dùng dầu dưỡng do tâm lý lo ngại rằng dầu dưỡng có thể làm da bóng dầu, nhờn rít, gây bít lỗ chân lông, và gây ra mụn. Phần lớn các loại kem dưỡng đều chứa dầu, nhưng lượng dầu này không đủ để bù đắp lại lượng nước bị mất đi. Còn dầu thì dễ dàng hấp thụ và hòa tan trong mỡ hay chất béo, do vậy, thẩm thấu qua lớp mỡ của da nhanh hơn, ngăn chặn tình trạng mất nước, cung cấp độ ẩm giúp da căng mượt hơn.
Dầu dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, omega, acid béo và các chất chống oxy hóa nên có tác dụng dưỡng ẩm, bảo vệ làn da khỏi tác hại của các gốc tự do gây lão hóa da và cung cấp các chất cần thiết cho da. Ngoài ra vì tính giàu acid béo, dầu dưỡng còn giúp làm khoẻ lớp màng lipid dưỡng ẩm và gắn kết các tế bào trên bề mặt da, giúp da khoẻ, bớt nhạy cảm.
Có nhiều loại acid béo trong dầu dưỡng nhưng điển hình nhất là 2 loại: Oleic Acid và Linoleic Acid.
Oleic Acid (omega-9 fatty acid): acid béo này là acid làm cho dầu dưỡng dày, đặc và cho độ dưỡng ẩm cao. Những loại dầu chứa nhiều Oleic Acid sẽ phù hợp đặc biệt với da khô do khả năng dưỡng ẩm cao hơn những loại kem dưỡng ẩm, loại dầu này cũng phù hợp với da lão hoá, nhăn nheo. Tuy nhiên nó có thể gây vấn đề cho da dầu hoặc mụn.
Linoleic Acid (omega-6 fatty acid): là thành phần mà những người da mụn bị thiếu. Acid này chứa trong dầu tự nhiên của da chúng giúp da không bị quá nhờn và bị mụn. Chính vì thế, các loại dầu chứa Linoleic Acid là một sự lựa chọn tối ưu cho những ai da dầu và mụn để cân bằng độ Oleic và Linoleic Acid, làm khoẻ da, giảm độ nhạy cảm và giảm mụn.
Khi da chúng ta thiếu Linoleic Acid thì dầu tự nhiên ở da sẽ chứa hàm lượng cao Oleic Acid và trở nên dày, dính, làm chỗ chân lông bị bít và gây nên mụn.
- Dầu giàu Oleic Acid: dầu Olive, dầu Hạnh nhân, dầu hạt Macadamia, dầu Trái bơ,…
- Dầu giàu Linoleic Acid: dầu hạt nho, dầu Hạt tầm xuân (rosehip), dầu Safflower,…
- Dầu có hàm lương Oleic và Linoleic Acid cân bằng: dầu Argan, dầu Jojoba, dầu Castor,…
Ta dựa vào tỉ lệ 2 loại acid béo có trong thành phần dầu dưỡng để lựa chọn loại phù hợp với làn da:
- Da khô dùng dầu olive hoặc dầu dừa khá tốt (trừ những làn da mẫn cảm với thành phần của dầu olive, dầu dừa)
- Da dầu hay da dễ nổi mụn thì không nên dùng các loại dầu có kết cấu đặc như dầu olive, dầu dừa vì các dầu này có thể gây bí da và nhờn rít, dễ gây mụn, đặc biệt dầu dừa có chứa chất Caprylic Triglyceride là tác nhân gây mụn, nên dùng các loại dầu có kết cấu mỏng nhẹ như dầu hạt nho hay dầu hoa trà (camellia/tea seed oil), dầu jojoba, dầu argan…không gây mụn và còn có khả năng loại bỏ lượng dầu thừa gây bít lỗ chân lông.
- Da nhạy cảm nên dùng dầu hoa cúc (chamomile), dầu argan…
CÁCH DÙNG:
- Dùng dầu dưỡng trước tiên trong quy trình dưỡng da hằng ngày sẽ giúp tăng cường hiệu quả của các lớp dưỡng tiếp theo. Sau khi rửa mặt, và dùng toner, cho vài giọt dầu vào lòng bàn tay, xoa đều để làm ấm dầu rồi massage nhẹ nhàng lên da mặt còn hơi ẩm, sau đó dùng tiếp đến các bước serum, sữa dưỡng, kem dưỡng sẽ giúp dưỡng chất thẩm thấu vào da tốt hơn và cũng được phát huy hiệu quả triệt để hơn. Các phân tử dầu khiến cho các hoạt chất dưỡng da như Retinol, Glycolic Acid, Vitamin C sẽ thấm sâu vào da hơn. Ở bước này có thể coi dầu dưỡng như bước tinh chất.
- Dùng sau bước dưỡng da cuối cùng (sữa dưỡng hoặc kem dưỡng) để khóa ẩm.
- Nhỏ vài giọt dầu vào kem dưỡng ban đêm hoặc vào kem nền trang điểm để tăng cường khả năng giữ ẩm và bảo vệ da.
- Sau khi đắp mặt nạ đất sét, dùng dầu dưỡng massage lên lớp mặt nạ khô để lấy nó ra khỏi da mà không làm đau da.
- Nhỏ 1 vài giọt dầu dưỡng vào lọ sơn móng tay để giúp lớp sơn bóng, đẹp và dưỡng móng khỏe hơn.
- Bôi 1 ít dầu dưỡng lên da rồi xịt nước hoa lên vùng da đó sẽ giúp cho mùi hương được lưu giữ trên cơ thể lâu hơn.
- Cho 1 tỷ lệ vừa phải dầu dưỡng vào dầu gội hoặc dầu xả giúp tóc mượt, khỏe và bóng đẹp hơn.
- Sử dụng dầu dưỡng để bôi lên tóc mới gội sạch và còn ẩm để tóc không bị xơ rối, khó chải.
- Pha dầu dưỡng với kem dưỡng ẩm body hoặc bôi trực tiếp dầu lên vùng da dễ thô ráp như khuỷu tay, đầu gối, gót chân, bàn chân...để dưỡng ẩm và làm mềm da.
VII/ BOOSTER, FINISHER
1. Booster/The First Essence: là tinh chất tăng cường, được sử dụng ở bước dưỡng da đầu tiên sau khi rửa mặt (trước cả toner) để tăng cường hiệu quả của các bước làm đẹp tiếp theo, làm dẫn xuất khiến các dưỡng chất phía sau thẩm thấu nhanh hơn, triệt để hơn.
2. Finisher: Là sản phẩm cuối cùng trong quy trình dưỡng da, ngăn bốc hơi, duy trì độ ẩm và dinh dưỡng của các bước dưỡng da trước đó.
1. Các dạng mặt nạ
- Dạng kem: dưỡng ẩm, làm săn chắc, dùng cho da khô, da lão hóa
- Dạng gel: dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết, thải độc, dùng cho da thường, hỗn hợp, dầu, dễ bị kích ứng
- Dạng dầu: dưỡng ẩm, làm mềm da, dùng cho da khô, hỗn hợp, da nhạy cảm.
- Dạng bùn/đất sét: làm sạch sâu, thải độc, làm sáng da, dùng cho da dầu, da bị kích ứng, da mụn...
- Mặt nạ tự nhiên DIY
2. Cách dùng các loại mặt nạ: sử dụng 1-3 lần/tuần
Tùy theo loại mặt nạ mà thứ tự đắp mặt nạ trong quy trình dưỡng da cũng khác nhau.
- Mặt nạ dạng rửa/lột: dùng sau bước làm sạch, trước bước toner, đắp từ 15-30 phút. Nếu có điều kiện nên xông mặt trước khi đắp. Thoa lên da còn ẩm. Massage nhẹ nhàng 1-3 phút. Đối với mặt nạ bùn/đất sét, nên rửa mặt trước khi lớp mặt nạ khô quá.
MISSHA Super Aqua Double Enzyme Oxygen Mask
- Mặt nạ giấy: dùng sau bước tinh chất, đắp 15- 20 phút, dùng tinh chất còn lại trong bao bì massage nhẹ lên vùng cổ. Gỡ bỏ mặt nạ, dùng tay sạch vỗ nhẹ cho thẩm thấu, không rửa lại mặt.
MISSHA Pure Source Sheet Mask
- Mặt nạ ngủ: dùng sau bước sữa dưỡng nếu dùng thay thế kem dưỡng đêm, với những chức năng tương tự như kem dưỡng ban đêm: tạo hàng rào dưỡng ẩm qua đêm, tái tạo da vào ban đêm...hoặc sau bước kem dưỡng để khóa ẩm.
MISSHA Super Aqua Cell Renew Snail Sleeping Mask